Bắt đầu chuyến đi từ Phà Chương Dương, Xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Nội
Phà đã rời bến. Còn lưu luyến gì. Bỏ lại sau lưng. Cứ thế mà đi.
Phà đã rời bến. Nhìn bờ làm chi. Không thể quay lại. Còn lưu luyến gì.
Chùa Cao gần Hải Phòng, nhưng đi từ Hà Nội về thì lại cũng khá xa. Quần thể di tích Đền Cao An Phụ, tục được gọi là Đền Cao, nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.
Cổng tam quan của Đền Cao
Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh là “Nam Thiên đệ lục động” có dòng sông Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi, phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Nơi đây phong thủy hữu tình, là một cảnh đẹp đáng du ngoạn.
Đường lên Chùa Cao có 400 bậc đá đều tăm tắp.
Nhưng mà lên cao lắm, không nghỉ chân là không đi tiếp được.
Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211) là anh ruột của Trần Cảnh - vị vua đầu tiên triều Trần. Năm 1237 triều đình cắt đất An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Trần Liễu làm thái ấp và lấy tên đất phong vương cho ông là: An Sinh Vương Trần Liễu.
Ông cùng phu nhân Thiên Đạo Quốc Mẫu đã góp phần tạo nên thiên tài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn có công lao to lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.
An Sinh Vương Trần Liễu mất vào mồng 1 tháng 4 năm 1251. Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, từ đó ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành ngày hội đền cao An Phụ, nhân dân khắp nơi về làm lễ dâng hương tri ân công đức.
Tượng Đức Thánh Trần được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hóa, cao 9,7m. Bức tượng thể hiện một vị tướng văn võ song toàn, chân dung quắc thước nhưng nhân hậu.
Bên cạnh bức tượng Trần Hưng Đạo là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m do các nghệ nhân Long Xuyên – Bình Giang – Hải Dương thực hiện. Đây là bức phù điêu bằng đất nung lớn nhất nước ta, tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần. Trong ảnh là phù điêu tái hiện Hội nghị Bình Than.
Đi đâu cũng phải có vợ có chồng mới vui
Những ngày trời quang, từ đỉnh núi An Phụ có thể ngắm toàn cảnh vùng Kinh Môn với dòng Kinh Thầy uốn khúc.
Chiếc áo I'M DAD đã gắn liền với những cuộc đi chơi
400 bậc cũng không cao lắm. Leo nửa tiếng là tới được đỉnh thôi.
Hình như đã phải xóa cái Messenger đi thì mới đủ dung lượng cho lần đi chơi này.
Lúc tới đã chụp cảnh này rồi, không hiểu sao vợ vẫn bắt chụp lại. Vớ vẩn hết sức.
Đường dốc lên chùa. Chụp tấm cuối rồi về thôi.
Sơn 20